Cá chẽm hay còn gọi là cá vược là loại cá thịt ngon, giá trị cao. Gần đây nuôi cá chẽm bằng lồng được đánh giá cao, phổ biến tại nhiều vùng, như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận,… Vậy nuôi cá chẽm trong lồng bè thế nào cho hiệu quả cao? Quy trình nuôi cá chẽm như thế nào? Cùng tham khảo bài viết này để có tổng quan rõ hơn về phương thức nuôi cá chẽm trong lồng bè.
Mục lục
1. Giới thiệu về loài cá chẽm (cá vược)
1.1 Đặc điểm sinh học cá chẽm
Cá chẽm có một vài đặc điểm sinh học như sau, một số cách nhận biết đơn giản là:
- Cá chẽm có hình thoi, dẹt 2 bên, thường màu xám, có phần bụng trắng bạc, cuốn đuôi khuyết sâu.
- Đầu to, mõm nhọn, miệng rộng, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt
- Hai vây lưng liền nhau, giữa lõm, vây đuôi tròn lồi
1.2 Tập tính sống của cá chẽm
- Cá chẽm tự nhiên, chúng sống chui rúc ở các hang đá, nhiệt độ từ 5 – 30 độ C. Bắt mồi dữ, có thể ăn được con mồi lớn bằng cơ thể của chúng. Thức ăn đa dạng từ phù du động thực vật, tới các loài giáp xác và loài cá.
- Cá chẽm có tập tính di cư xuôi dòng. Chúng lớn lên vùng nước ngọt và khi đến thời kỳ sinh sản, chúng bơi ra khu vực cửa sông, ven biển. Nơi này nước có độ lợ, mặn cao hơn. Ấu trùng cá chẽm nở ra và lại trôi về khu vực nước ngọt để phát triển.
- Cá chẽm đực sau khi tham gia sinh sản lần đầu tiên sẽ chuyển đổi giới tính thành cái. Thế nên trong thời gian đầu trứng cá nở tới khi 1,5 – 2kg thì hầu hết là cá đực. Sau khi cá chẽm đạt 4-6kg thì phần lớn là cá chẽm cái. Thế nên so cùng tuổi cá thì cá chẽm cái luôn to hơn cá chẽm đực.
2. Cách nuôi cá chẽm trong lồng bè
2.1 Chuẩn bị lồng và chọn vị trí đặt lồng
- Mỗi giàn lồng thiết kế theo yêu cầu, thường là từ 4 ô, khung lồng và lưới lồng nên chắc chắn với diện tích từ 30-60m2. Kích thước mắt lưới tùy thuộc vào cỡ cá nuôi. Cá 1-2 cm dùng mắt lưới 0,5cm; cỡ cá 5-10cm dùng mắt 1cm,… Phao nuôi, nâng lồng số lượng tùy thuộc vào kích thước lồng. Chất lượng lồng, phao theo khuyến cáo của Chính phủ sử dụng bằng vật liệu thân thiện môi trường, tính bền cao như nhựa HDPE, Composite. Ngoài ra lồng nuôi cá chẽm cần phải neo cố định 4 góc chắc chắn để tránh nước cuốn trôi.
- Chọn vị trí đặt lồng quyết định đến thành công của vụ nuôi. Cần chọn vùng nuôi thích hợp, ít sóng, lưu tốc nhỏ. Mức độ nhiễm bẩn nước thấp, ít tàu bè qua lại. Nên đặt xa khu dân cư, gần đường giao thông để dễ dàng vận chuyển cá.
- Đáy lồng cá và đáy cửa sông/biển cần cách ít nhất 2m, tốc độ dòng chảy nhỏ hơn 1m/giây. Khi nước chảy quá nhanh sẽ khiến cá chẽm tốn nhiều năng lượng cho việc bắt mồi và di chuyển. Điều này gây hại cho lồng bè nuôi. Nên chọn vị trí có hàm lượng oxy hòa tan từ 4-6mg/l, nhiệt độ 25-30 độ C.
2.2 Thả giống và vận chuyển con giống
- Cá giống chẽm cần mua ở các cơ sở uy tín. Quá trình vận chuyển đảm bảo cá không bị sốc và ăn thịt lẫn nhau. Một số cách vận chuyển phổ biến là vận chuyển hở hoặc gây mê, nhằm hạn chế cá bị xây xát, mất nhớt.
- Trước khi thả cá cần thuần nhiệt, thuần mặn để cá thích nghi với điều kiện của lồng nuôi, tốt nhất nên thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, nhiều oxi.
- Mật độ thả cá thường từ 40-50 con/m3, Sau 2-3 tháng nuôi cá trọng lượng 150 – 200g thì giảm mật độ nuôi 10-20 con/m3.
2.3 Thức ăn và cách cho cá chẽm ăn
Cá chẽm có thể ăn thức ăn công nghiệp hoặc cá tạp băm nhỏ. Cho cá chẽm ăn ngày 2 lần lúc chiều và sáng với 10% trọng lượng thân ở 2 tháng đầu. Sau đó có thể chỉ cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều với 5% trọng lượng cá trong lồng. Cá chẽm là loài cá có tập tính theo đàn nên cần cho ăn cố định trong lồng.
2.4 Cách quản lý lồng nuôi cá chẽm
Lồng nuôi cá chẽm bằng vật liệu nhựa HDPE phổ biến hiện nay bởi quản lý dễ, ít phải thay thế sửa chữa bởi độ bền 40-50 năm. Ngoài ra nếu sử dụng lồng và lưới truyền thống tích tụ cặn bã gây ô nhiễm nguồn nước nuôi cá. Thế nên ngay từ bước chọn lồng, lưới cần lựa chọn đúng vật liệu bền, thân thiện môi trường nước và an toàn với vật nuôi.
Bên cạnh đó cần thường xuyên quan sát hoạt động của cá để kịp thời khắc phục khi có dịch bệnh, điều kiện môi trường xảy ra.
3. Lồng bè nuôi cá chẽm năng suất, hiệu quả cao
3.1 Thông số kỹ thuật lồng nuôi cá chẽm
Lồng nuôi cá chẽm sản xuất & phân phối bởi Tập đoàn Super Trường Phát có những đặc điểm ưu việt sau:
- Chất liệu: Nhựa HDPE đặc chủng
- Màu sắc: Ống nhựa màu đen chỉ xanh, ống tay vịn màu vàng (hoặc đen)
- Cấu trúc: Ống nổi chính, phụ kiện, ống tay vịn
- Ứng dụng: Nuôi cá, nuôi xa bờ, nuôi đa loài môi trường nước ngọt, mặn, lợ
- Kích thước: Thiết kế theo yêu cầu, gồm lồng tròn, lồng vuông, lồng chữ nhật…
- Đặc biệt: Lồng và nhà bè nuôi cá liền khối đầu tiên của Super Trường Phát
Xem thêm: Nuôi cá trắm cỏ bằng lồng HDPE
3.2 Hình ảnh về lồng bè nuôi cá của Super Trường Phát
3.3 Mua lồng nuôi cá chẽm ở đâu?
Có thể thấy nuôi cá chẽm bằng lồng bè nhựa HDPE vừa bền, sạch lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi truyền thống. Hiện nay lồng nuôi cá bằng nhựa HDPE của Super Trường Phát được phân phối tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Chúng tôi tiên phong ứng dụng các giải pháp, vật liệu nuôi biển công nghệ cao, thân thiện môi trường:
- Lồng bè nuôi cá, nuôi tôm, nuôi đa loài kết hợp
- Phao nâng nhà bè, phao nổi nuôi nhuyễn thể
- Nhà bè tích hợp liền khối, kết hợp hoạt động du lịch trải nghiệm
- Công nghệ nuôi cá cho ăn tự động, camera giám sát cảm biến
- ….
Để nhận tư vấn về các sản phẩm, giải pháp của chúng tôi, liên hệ Hotline: 0983.799.269
Tham khảo thêm bài viết về lồng nuôi cá bằng nhựa HDPE:
Nuôi cá biển bằng lồng bè ở Việt Nam – Thực trạng & Giải pháp