Ngành Tôm Việt Nam – Cần giải pháp nuôi tổng thể bền vững

Xu hướng ngành nuôi tôm Việt Nam

Thực trạng ngành nuôi tôm Việt Nam

Trong hơn 20 năm ngành tôm Việt Nam phát triển nhanh đạt được nhiều thành quả đáng nể. Diện tích nuôi tôm Việt Nam đã đạt đến 740.000 ha, năm 2021 sản lượng đạt: 931.000 tấn, xuất khẩu đạt 3,9 tỷ USD, năng suất trung bình 1,26 tấn/ha. Như vậy muốn đạt 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm theo chiến lược Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, hoặc phải tăng sản lượng lên tương đương: 2,3 triệu tấn hoặc thực hiện 4 cách sau:
Tăng diện tích nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao; Tăng năng suất; tăng chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng; Tăng tỷ lệ tôm sú từ 22% lên 50%. Nhưng do chúng ta không còn nhiều đất để tăng diện tích nuôi tôm, nên cần chuyển đổi một số mô hình nuôi tôm khác thành mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao có năng suất gấp 30 lần năng suất trung bình. Tăng năng suất các mô hình nuôi theo hướng tiếp cận tôm kháng bệnh thích nghi + kháng bệnh + vừa sức tải của môi trường như cách làm của ngành tôm Ecuador. Công nghệ chế biến tôm của Việt Nam đứng đầu thế giới với nhiều mặt hàng giá trị gia tăng, hàng cao cấp và hàng ăn liền.
Theo đó, các giải pháp cần tập trung thực hiện vào các yếu tố là con giống và quy hoạch lại sản xuất tôm. Cụ thể, cần gia hóa và cải tạo giống tôm sú theo hướng kháng bệnh thích nghi để thả vào vùng tôm – lúa, tôm – rừng, tôm quảng canh vừa sức tải môi trường. Tôm siêu thâm canh vẫn đi theo hướng sạch bệnh; cần đầu tư quy hoạch lại các trung tâm sản xuất giống quốc gia.

Đề xuất quy hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm bố mẹ, trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước. Đầu tư nâng cấp hạ tầng cấp thoát nước riêng biệt, đặc biệt cấp nguồn nước biển sạch xa bờ cho các vùng sản xuất tôm giống ở những tỉnh đã có cơ sở sản xuất giống như Bình Thuận, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, đáp ứng tiêu chuẩn cao của ngành tôm.

Đào tạo tập huấn công nghệ nuôi tôm giống cho các chủ trại. Về quy hoạch lại ngành tôm, cần quy hoạch vùng nuôi tôm – rừng ngập mặn kết hợp với phát triển NTTS dưới tán rừng ngập mặn (nuôi tôm, cua, cá, nhuyễn thể), gắn bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, tạo việc làm và nâng cao thu nhập người dân; Quy hoạch một số vùng có lợi thế về nguồn nước, cấp thoát tốt, độ mặn cao thành các vùng nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh công nghệ cao, áp dụng công nghệ IoT và AI để tăng năng suất và hiệu quả; Quy hoạch những vùng nuôi tôm quảng canh/quảng canh cải tiến (với hình thức nuôi an toàn sinh học, nuôi hữu cơ) để tạo ra vành đai an toàn sinh học bảo vệ tôm không bị nhiễm bệnh, đạt tỷ lệ sống cao và lợi nhuận tốt; Quy hoạch vùng tôm – lúa lớn nhằm tạo ra vành đai an toàn sinh học để mầm bệnh tôm không xâm nhập được vào ao tôm; chuyển một số vùng chuyên canh lúa sát biển, thành vùng nuôi tôm – lúa. Quy hoạch những khu chế biến tôm và công nghiệp phụ trợ tập trung, gắn với khu đô thị thủy sản nằm ở trung tâm và gần vùng nguyên liệu. Ưu tiên quy hoạch và đầu tư các công trình cấp nước biển mặn, thoát nước, hệ thống điện 3 pha, giao thông cho các vùng nuôi siêu thâm canh quy mô lớn.

Tiềm năng lớn, thách thức nhiều

Những dự báo về tình hình ngành tôm trong nước và thế giới trong năm 2022 đều nghiêng về khả năng tăng trưởng tốt kể cả về sản lượng nuôi lẫn kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, ngành tôm cần phải vượt qua những thách thức đến từ thị trường và nội tại. Đây là những nhận định của các đại biểu tại Hội nghị phát triển ngành tôm năm 2022 và ký kết quy chế phối hợp quản lý giống tôm nước lợ năm 2022 do Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến vào ngày 11/3/2022.

Để đáp ứng phát triển ngành nuôi tôm nước mặn, lợ bên cạnh việc nghiên cứu giống nuôi tốt thì khâu kỹ thuật mô hình nuôi phải tiên tiến, đáp ứng được quy chuẩn khoa học. Lồng bè, lưới nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định dùng được tốt trong môi trường nước, phù hợp với vật nuôi nhằm đảm bảo vật liệu có thể phát triển tốt nhất.

Hiện nay mô hình lồng nuôi hiện đại bằng vật liệu HDPE được tin dùng khi nuôi tôm mọi môi trường nước mặn, lợ. Thay thế bằng các vật liệu nuôi truyền thống bằng thùng phuy, phao xốp, bè nứa, gỗ tre, lưới nhuộm phẩm không an toàn cho vật nuôi…

Giải pháp lồng nuôi tôm bằng vật liệu nhựa HDPE

Ưu điểm lồng nổi HDPE

  • Độ bền tốt, có tính mềm dẻo: Lồng cá HDPE được biết có tuổi thọ lên tới 50 năm, và dễ dàng thích nghi với mọi loại địa hình, địa lý.
  • Có khả năng kháng tia UV, sức kháng cao với ăn mòn, phù hợp với nhiều điều kiện như môi trường nước biển, nước lợ mặn.
  • Ít bị ảnh hưởng từ biến động bên ngoài như sạt lở đất, địa chấn, bão to.
  • Độ nổi tốt, khả năng chịu lực cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt, kể cả trong điều kiện địa hình phức tạp và thiếu ổn định.
  • Là giải pháp tiết kiệm cho người dân.
  • Phù hợp ngay cả trong điều kiện nuôi biển ngoài khơi
  • Thân thiện với môi trường.

lồng nuôi tôm hùm

Mô hình lồng nuôi tôm hùm SuperPlas – Giải pháp tiên tiến cho ngành tôm Việt Nam

Lồng nuôi HDPE SuperPlas

sản phẩm lồng tôm nổi tròn nhựa HDPE

Lồng tròn nhựa HDPE thương hiệu SuperPlas

sản phẩm lồng nổi chữ nhật nhựa HDPE

Lồng vuông nhựa HDPE thương hiệu SuperPlas

sản phẩm lồng nổi vuông nhựa HDPE

Lồng chữ nhật nhựa HDPE thương hiệu SuperPlas

Với sứ mệnh “Chung tay xây dựng và bảo vệ môi trường xanh”, Tập đoàn Nhựa Super Trường Phát là doanh nghiệp tiên phong áp dụng công nghệ vào thực tiễn nuôi trồng thủy sản, cung cấp các gói giải pháp tiên tiến, phù hợp với quy mô, tài chính cho bà con, hộ nuôi và doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản, trong đó có cho ngành tôm Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ, sát cánh cùng bà con trong sinh kế, từng bước làm giàu từ biển đảo quê hương Việt Nam.

Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn, thi công các giải pháp lồng nổi từ vật liệu HDPE

19000246 (Nhánh 2) hoặc 0983.799.269